Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Vấn đề bản quyền

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 3
Join date : 02/04/2010

Vấn đề bản quyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Vấn đề bản quyền   Vấn đề bản quyền Icon_minitimeFri Apr 02, 2010 4:05 pm

Một forum,cho dù là lớn hay bé,chúng ta cũng phải lưu ý vấn đề bản quyền,vì nó thể hiện sự tôn trọng chính bản thân mình của các bạn.
Đầu tiên là khái niệm quyền bản quyền/quyền tác giả :
Theo nguồn: vi.wikipedia.org đã viết:

Quyền tác giả hay tác quyền (copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) thí dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất.
Quyền tác giả được quy định khác nhau trong các nước trên thế giới.
Một điểm khác biệt cơ bản nữa giữa Bản quyền và quyền tác giả là luật bản quyền bảo vệ cả những quyền nhân thân của tác giả (moral right) trong khi các quốc gia như Anh, Úc, Mỹ hầu như không hề có những quy định này cho đến thời gian gần đây. Cụ thể như pháp luật về quyền tác giả Việt Nam từ lâu đã bảo vệ những quyền nhân thân của tác giả như Quyền bảo đảm được trích dẫn khi tác được sử dụng hoặc quyền bảo dẳm tác phẩm không bị sữa đỗi, bổ sung, thay đỗi, chuyển thể dưới mọi hình thức mà không được sự đồng ý của (các) tác giả.

Khái niệm vi phạm bản quyền theo cách đơn giản nhất:
Theo nguồn vi.wikipedia.org đã viết:
Vi phạm bản quyền là sao chép lại tác phẩm của người khác mà không xin phép, thậm chí công bố công trình đó là của mình sáng tạo ra.

Lưu ý với các bạn,bài viết không ghi nguồn được coi là do bạn sáng tạo ra.Vậy nên các trường hợp bạn sao chép bài của người khác mà không ghi nguồn bị xếp vào hành vi vi phạm bản quyền.NVFO không bảo vệ cho bạn khi bạn bị khởi kiện và cũng không chấp nhận bài viết vi phạm bản quyền (cho dù bài viết có sức thu hút thế nào).
Một số kiểu vi phạm:
Theo nguồn vi.wikipedia.org đã viết:

Vi phạm về bản quyền một tác phẩm


* Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
* Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu.
* Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).



Lưu ý: Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng). Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án.

Vi phạm bản quyền của một sáng chế


* Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Ở đây cần lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.
* Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Thí dụ: việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình khác hơn ngôn ngữ của sáng chế nguyên thủy vẩn thường bị xem là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế.


Lưu ý:


1. Có rất nhiều trường hợp hai sáng chế có thể tương tự nhau và không thể xem là ăn cắp của nhau. Việc chứng minh rằng hai sáng chế là từ các ý tưởng độc lập thường được dựa vào các chi tiết như là ngày tháng, người chứng kiến (làm chứng) và, quan trọng hơn, các chi tiết chứng tỏ có sự khác nhau về nguồn gốc, động lực, hay cách cấu trúc của sáng chế.
2. Tuỳ theo quốc gia, các bằng sáng chế sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian pháp định nào đó. Các bằng sáng chế có tính quốc tế thường chỉ có hiệu lực tối đa là 20 năm. Sau thời hạn pháp định này, thì các ý tưởng sáng tạo sẽ mặc nhiên được xem là kiến thức chung của nhân loại và mọi người sẽ được sử dụng nó mà không phải xin phép tác quyền.




Chúng tôi cũng không thích dài dòng,đã cố gắng tóm tắt những ý chính nhất cho các bạn.Đừng nghĩ đây là vấn đề đơn giản,nó quan trọng trong cả đời sống thật của các bạn.Các bạn có thể tìm hiểu thêm về một số khái niệm,hoặc quy định,hình phạt của nước ta về vấn đề vi phạm.Xin hãy tôn trọng nó.
Về Đầu Trang Go down
https://ycclqd.forumvi.com
 
Vấn đề bản quyền
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: YCC FORUMS :: Nội quy diễn đàn-
Chuyển đến